Trong thần thoại và tên gọi Hành_tinh

Các vị thần trên đỉnh Olympus, và tên của họ được đặt tên cho các hành tinh.

Người phương Tây đặt tên cho các hành tinh xuất phát từ tên gọi thông dụng của người La Mã, hầu hết bắt nguồn từ cách gọi của người Hy Lạp và Babylon. Theo người Hy Lạp cổ đại, hai thiên thể sáng nhất Mặt Trời và Mặt Trăng được gọi lần lượt là HeliosSelene; hành tinh ở xa nhất gọi là Phainon, người chiếu sáng; sau đó là Phaethon, "ánh sáng"; hành tinh đỏ được gọi là Pyroeis, "lửa"; hành tinh sáng nhất là Phosphoros, "người giữ ánh sáng"; và hành tinh cuối cùng được gọi là Stilbon, người hy vọng. Người Hy Lạp cũng đặt tên các hành tinh theo tên của các vị thần trong đền thờ các vị thần, mười hai vị thần trên đỉnh Olympus: Helios và Selene là tên của các hành tinh và của các thần, Phainon được dành cho Cronus, một Titan là cha của 12 vị thần Olympus; Phaethon dành cho Zeus, con của Cronus và là người đã hạ bệ ngai vàng của Cronus; Pyroeis dành cho Ares, con trai của Zeus và là thần chiến tranh; Phosphorus được gắn với Aphrodite, vị thần tình yêu; và cuối cùng là Hermes, vị thần đưa tin và là thần trí tuệ và học vấn, được dành cho tên gọi Stilbon.[11]

Thực sự việc người Hy Lạp gắn tên các vị thần của họ cho các hành tinh là hoàn toàn mượn từ người Babylon. Tên gọi Phosphorus trong văn hóa Babylon là dành cho thần tình yêu của họ, thần Ishtar; Pyroeis dành cho thần chiến tranh, Nergal, Stilbon của thần thông thái Nabu, và Phaethon là tên gọi dành cho thần tối cao Marduk.[55] Có rất nhiều sự giống nhau trong cách đặt tên các vị thần của người Hy Lạp và người Babylon.[11] Ví dụ, thần chiến tranh Nergal của người Babylon được người Hy Lạp đồng nhất với thần Ares. Tuy nhiên, không giống như Ares, thần Nergal còn là thần của bệnh dịch và địa ngục.[56]

Ngày nay, người phương Tây biết tên các hành tinh là từ tên của 12 vị thần trên đỉnh Olympus. Trong khi người Hy Lạp hiện đại vẫn sử dụng tên gọi cổ xưa cho các hành tinh, thì trong những ngôn ngữ châu Âu khác, do sự ảnh hưởng của Đế quốc La MãNhà thờ Thiên Chúa giáo, đã sử dụng tên gọi theo La Mã (hay Latinh) hơn là sử dụng tên gọi của người Hy Lạp. Người La Mã, giống như người Hy Lạp, là thuộc về chủng người Ấn-Âu, có chung một văn hóa thờ thần dưới những tên gọi khác nhau nhưng thiếu đi những trang viết miêu tả giàu truyền thống mà văn hóa thơ ca Hy Lạp đã gán cho tên gọi các thần của họ. Trong cuối thời kỳ Cộng hòa La Mã, những nhà văn La Mã đã mượn rất nhiều từ văn học miêu tả của người Hy Lạp và đem áp dụng cho thần thoại của họ, để chỉ ra nơi mà chúng trở lên hầu như không phân biệt được.[57] Khi người La Mã nghiên cứu thiên văn học Hy Lạp, họ đã đặt tên các hành tinh theo như tên của các vị thần trong tín ngưỡng của họ: Mercurius (cho Hermes), Venus (Aphrodite), Mars (Ares), Iuppiter (Zeus) và Saturnus (Cronus). Khi những hành tinh về sau được phát hiện thêm ra ở thế kỷ XVIII và 19, cách đặt tên như trên lại tiếp tục được dùng: Uranus (Ouranos) và Neptūnus (Poseidon).[58]

Một số người La Mã, theo niềm tin có thể có nguồn gốc ở Mesopotamia nhưng phát triển ở Ai Cập thuộc Hy Lạp tin rằng bảy vị thần mà các hành tinh mang tên đã thực hiện những cuộc dịch chuyển theo giờ để tìm kiếm những sự vụ trên Trái Đất. Thứ tự dịch chuyển bao gồm Sao Thổ, Sao Mộc, Sao Hỏa, Mặt Trời, Sao Kim, Sao Thủy, Mặt Trăng (từ hành tinh xa nhất đến hành tinh gần nhất)).[59] Do vậy ngày đầu tiên bắt đầu với Sao Thổ (hay lúc 1 giờ), ngày thứ hai bắt đầu với Mặt Trời (giờ thứ 25), sau đó là Mặt Trăng (giờ thứ 49), Sao Hỏa, Sao Thủy, Sao Mộc và Sao Kim. Từ mỗi ngày được đặt tên theo các vị thần mà giờ bắt đầu tương ứng với họ, lên đây cũng là thứ tự của các ngày trong tuần theo lịch La Mã sau khi chu kỳ ngày chợ được từ bỏ - và vẫn còn được dùng trong nhiều ngôn ngữ hiện đại..[60] Chủ nhật (Sunday), thứ Hai (Monday) và thứ Bảy (Saturday) được phiên dịch trực tiếp từ những tên gọi La Mã này. Trong tiếng Anh những ngày khác được đổi tên theo sau Tiw, (Tuesday) Wóden (Wednesday), Thunor (Thursday), và Fríge (Friday), đây là những thần Anglo-Saxon được xem là tương đương lần lượt với Mars, Mercury, Jupiter, và Venus.

Do Trái Đất chỉ được chấp nhận rộng rãi là một hành tinh vào thế kỷ XVII,[27] nên không có một tên gọi truyền thống nào của các vị thần dành cho nó. Nguồn gốc tên gọi Earth từ một từ Anglo-Saxon ở thế kỷ thứ VIII là erda, có nghĩa là nền hay đất và lần đầu tiên được sử dụng trong văn bản là tên gọi của một hình cầu giống Trái Đất có lẽ vào khoảng năm 1300.[61][62] Đó cũng là tên gọi hành tinh duy nhất trong tiếng Anh không bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp hay thần thoại La Mã. Rất nhiều ngôn ngữ thời La Mã đã sử dụng từ terra (hoặc một vài biến thể của nó) với ý nghĩa miêu tả vùng đất khô (ngược lại với biển).[63] Tuy vậy, các ngôn ngữ không thuộc ngữ hệ La Mã sử dụng riêng tên gọi của những ngôn ngữ đó cho Trái Đất. Người Hy Lạp vẫn dùng tên gọi gốc, Γή (Ge hay Yi); ngữ hệ Đức, gồm cả tiếng Anh, sử dụng nhiều biến thể của từ trong tiếng Đức cổ ertho, "nền,"[62] mà có thể thấy trong tiếng Anh là Earth, tiếng Đức Erde, tiếng Hà Lan Aarde, và tiếng Scandinavie Jorde.

Những nền văn hóa ngoài châu Âu sử dụng hệ thống tên gọi hành tinh riêng. Ấn Độ sử dụng một hệ thống tên gọi dựa trên Navagraha, gắn tên bảy hành tinh là Surya cho Mặt Trời, Chandra cho Mặt Trăng, và Budha, Shukra, Mangala, BṛhaspatiShani lần lượt cho Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc, và Sao Thổ và sự thăng giáng của giao điểm Mặt Trăng lần lượt là Rahu (La Hầu) và Ketu (Kế Đô). Trung Hoa và các nước thuộc Đông Á chịu ảnh hưởng về mặt văn hóa-lịch sử (như Nhật Bản, Hàn QuốcViệt Nam) sử dụng tên gọi cho các hành tinh dựa trên Ngũ hành: Thủy (Sao Thủy/Thủy Tinh), Kim (Sao Kim/Kim Tinh), Hỏa (Sao Hỏa/Hỏa Tinh), Mộc (Sao Mộc/Mộc Tinh) và Thổ (Sao Thổ/Thổ Tinh).[60]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hành_tinh http://astrowww.phys.uvic.ca/~tatum/celmechs.html http://www.astronomy.com/asy/default.aspx?c=a&id=2... http://www.astronomynotes.com/tables/tablesb.htm http://www.astrophysicsspectator.com/topics/planet... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/463008 http://news.discovery.com/space/should-large-moons... http://www.etymonline.com/index.php?term=earth http://www.etymonline.com/index.php?term=terrain http://www.friesian.com/week.htm http://books.google.com/books?id=7yUAmmqHHEgC&pg=P...